1. Exception là gì?

Exception: Là những lỗi xảy ra trong quá trình thực thi một chương trình (hay còn gọi là ngoại lệ), khiến chương trình bị dừng một cách đột ngột không như mong muốn.

Exception khiến thay đổi luồng thực thi bình thường của chương trình.

Khi một đoạn mã Python phát sinh ngoại lệ, ta cần xử lý ngoại lệ, nếu không chương trình sẽ bị dừng.

Hướng dẫn xử lý ngoại lệ (exception) trong Python

Hướng dẫn xử lý ngoại lệ (exception) trong Python

2. Cơ chế xử lý Exception trong Python

Cơ chế xử lý ngoại lệ của Python được cài đặt thông qua việc sử dụng các khối lệnh: tryexcept và finally.

  • Khối try: Dùng để thử lỗi. Khối try sẽ chứa các đoạn mã có khả năng gây ra lỗi
  • Khối except: Dùng để xử lý lỗi. Khối except sẽ chứa các đoạn mã xử lý lỗi được phát sinh trong khối try. Khối except có ý nghĩa giống như khối catch ở các ngôn ngữ khác như Java, C#
  • Khối finally: Dùng để chứa các đoạn mã sẽ được thực thi cho dù chương trình có lỗi hay không. Khối này thường dùng để chứa các đoạn lệnh giải phóng tài nguyên sau khi thực thi xong chương trình, VD như đóng file, đóng kết nối đến CSDL v.v…

Cơ chế xử lý lỗi của Python như sau:

Nếu chương trình có lỗi, khối try sẽ dừng lại, và chương trình sẽ chuyển đến khối except để thực thi và xử lý lỗi.

Nếu chương trình có nhiều khối except, thì từng khối sẽ lần lượt được đánh giá theo thứ tự từ trên xuống dưới, khối nào xử lý được lỗi thì sẽ được thực thi.

Nếu chương trình không có lỗi, khối try sẽ được thực thi toàn bộ, chương trình không thực thi khối except.

Ta có thể sử dụng nhiều khối except sau khối try, trong trường hợp ta muốn xử lý nhiều loại lỗi khác nhau.

3. Ví dụ về xử lý Exception trong Python

Trong ví dụ xử lý Exception này, ta in ra giá trị của biến age trong khối try. Biến age chưa được khai báo, vì vậy khi sử dụng sẽ có lỗi.

Trong chương trình, ta khai báo 2 khối except, một khối xử lý lỗi về tên biến (NameError), một khối xử lý lỗi nói chung.

try:
  print(age)
except NameError:
  print(“Bien age chua duoc dinh nghia”)
except:
  print(“Co loi xay ra trong chuong trinh !”)

> Muốn biết các loại ngoại lệ (như là NameError) trong Python là những gì thì xem tại đây.

Khi thực thi chương trình, ta thấy chương trình hiện thông báo lỗi như ta mong muốn.

Khối except đầu tiên được thực thi, vì ta chưa khai báo biến.

Cơ chế xử lý Exception trong Python - VD1

Cơ chế xử lý Exception trong Python – VD1

Nếu ta thay đổi lại chương trình, ta sẽ thấy thông báo lỗi khác.

Ở đây ta đã sửa lại chương trình, ta khai báo biến age, rồi in ra giá trị của biến age.

try:
  age = 5
  print(“age = ” + age)
except NameError:
  print(“Bien age chua duoc dinh nghia”)
except:
  print(“Co loi xay ra trong chuong trinh”)

Tuy nhiên, trong bài này, ta đã cộng chuỗi sai, vì biến age thuộc kiểu int, lẽ ra ta phải chuyển thành kiểu string.

> Lưu ý: Khi nối chuỗi trong Python thì phải sử dụng cùng kiểu dữ liệu. Vì thế ta phải chuyển age thành kiểu str

Ta thấy chương trình đã không thực thi khối except đầu tiên (vì không có lỗi này), mà chương trình đã thực thi khối except thứ hai.

Kết quả được hiển thị như hình bên dưới.

Cơ chế xử lý Exception trong Python - VD2

Cơ chế xử lý Exception trong Python – VD2

Ngoài ra, ta có thể sử dụng từ khóa else để định nghĩa một khối lệnh sẽ được thực thi nếu không có lỗi phát sinh.

Dĩ nhiên là hành động sau khi đã thực thi khối try.

Ví dụ:

try:
  print(“To be or not to be”)
except:
  print(“Co loi xay ra !”)
else:
  print(“Ket thuc chuong trinh”)

Trong ví dụ này, ta đã sử dụng khối try ... except để minh họa việc xử lý lỗi.

Tuy nhiên, trong ví dụ này, khối try không có lỗi, vì vậy chương trình không thực thi khối except, mà sẽ thực thi khối else.

Kết quả của chương trình hiển thị khối else đúng như ta mong muốn

Sử dụng Else để để xử lý ngoại lệ trong Python

Kết hợp sử dụng Else để để xử lý ngoại lệ trong Python

Ví dụ về sử dụng khối finally trong Python

Trong ví dụ dưới đây, ta sử dụng khối try ... except và finally.

try:
  print(x)
except:
  print(“Co loi xay ra trong chuong trinh”)
finally:
  print(“Thuc thi khoi finally !”)

Vì biến x chưa khai báo, nên có lỗi.

Chương trình sẽ thực thi khối except, sau đó sẽ thực thi khối finally, vì khối finally sẽ luôn được thực hiện, bất kể chương trình có xảy ra lỗi hay không có lỗi.

Kết quả của chương trình hiển thị đúng như ta mong muốn:

Cơ chế hoạt động của khối Finally khi xử lý ngoại lệ trong Python

Cơ chế hoạt động của khối Finally khi xử lý ngoại lệ trong Python

Tổng kết

Như vậy bạn đã biết cơ chế hoạt động cũng như là cách xử lý ngoại lệ trong Python. Chúng ta sẽ còn sử dụng cơ chế này rất nhiều trong quá trình lập trình. Hãy cố gắng ghi nhớ nhé.

Chúc bạn học Python tốt!

TONY HÙNG CƯỜNG

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *